Trong các thế lực lớn trên thế giới hiện nay, phải kể đến phương Tây do Mỹ cầm đầu, kế đó là thế lực của người Nga, Trung Quốc và những quyền lực khác mới nổi như Ấn Độ… Việt Nam cần chọn thế lực nào để thiết lập quan hệ đồng minh? Đồng minh theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. Một quan hệ đồng minh đúng nghĩa, chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng của sự tương đồng lợi ích, giao thoa văn hoá và cả sự chia sẻ về các nguy cơ an ninh chung. Trên cơ sở đó có thể xếp hạng tính tương đồng về lợi ích của Việt Nam với hầu hết các thế lực này như sau:
Trung Quốc, không nghi ngờ gì là mối nguy cơ sinh tồn số một đối với Việt Nam. Chúng ta thu được rất ít nếu không muốn nói là luôn bị thiệt hại trong quan hệ kinh tế với người Tàu. Bên cạnh đó, rõ ràng Trung Quốc đang tiến hành cả một cuộc xâm lược cứng (lãnh thổ) và xâm lược mềm (lệ thuộc kinh tế) với Việt Nam. Nguy hại hơn, Trung Quốc chắc chắn đứng sau và tài trợ cho chiến lược làm thoái hoá giống nòi của người Việt. Đây là thế lực đe doạ trực tiếp và sống còn đối với Việt Nam.
Mỹ – Chia sẻ với Việt Nam một số lợi ích về thương mại và phần nào về chính trị vì nước Mỹ có tham vọng chặn đà đi lên của người Tàu. Tuy nhiên, sự khác biệt về chính trị giữa Việt Nam và Mỹ quá rõ ràng, chưa nói đến Việc Mỹ có một loạt quân bài khác trong khu vực để chơi như Philipin, Nhật bản, Hàn Quốc mà Việt Nam không thể có vai trò so sánh. Do đó không hy vọng gì vào một quan hệ tương trợ đồng minh với Mỹ trong tương lai gần trừ khi […].
Nga – Nước Nga mới của Putin đang nổi lên như một thế lực do tính khan hiếm theo thời gian của dầu lửa và khí đốt. Mặt khác quốc gia này đang chứng tỏ tính hung hăng một cách có kiểm soát bằng cuộc xâm lược vào Ucraina hiện đang diễn ra. Nước Nga chia sẻ với Việt Nam một số lợi ích về kinh tế và một số giá trị về tình đồng minh xuất phát từ lịch sử. Nhưng giá trị của Việt Nam với Nga không đủ lớn để chia sẻ bất cứ một nguy cơ an ninh có ý nghĩa nào. Nước Nga hiện nay, chỉ có thể coi là một đối tác buôn bán có cảm thông chứ không thể là một đồng minh thực sự.
Ấn Độ – Trong các thế lực lớn, Ấn Độ chia sẻ nhiều giá trị với Việt Nam về tình hình an ninh. Nhưng nguồn lực của quốc gia này rất hạn chế do đây vẫn chỉ là một nước thuộc thế giới thứ ba. Đông dân, có tiềm lực, có vũ khí hạt nhân nhưng vẫn đang vật lộn với các bài toán riêng của nó. Quan hệ thương mại song phương Việt Ấn hiện cũng rất hạn chế. Hai nước có duy nhất một điểm chung là đều đang cùng chia sẻ cái nhìn nghi kỵ với người Tàu. Quan hệ Việt Nam – Ấn Độ chỉ có thể phát triển thành đồng minh trong tương lai, nếu song song với việc chấm dứt và đoạn tuyệt quan hệ thương mại với Khựa, Việt Nam tăng cường giao thương với Ấn. Mặt khác, Việt Nam có thể tìm kiếm một số nguồn cung vũ khí từ các nguồn cung cấp của Ấn Độ, vốn luôn sẵn lòng đáp trả những gì Trung Quốc làm với Ấn Độ khi trang bị vũ khí cho Pakistan.
Asean – Một liên minh lỏng lẻo, nặng tính hình thức và quá nhiều khác biệt về lợi ích. Thực tế Asean đã bị Trung Quốc xé nát bởi quân bài Campuchia. Dù rằng gần như Trung Quốc đã đánh mất lá bài Mianma cùng với cuộc cách mạng lịch sử của ThanSwe (lịch sử Mianma sẽ ghi nhớ cái tên này), nhưng Trung Quốc vẫn còn nhiều thứ để chơi, ví dụ như Thái Lan và thậm chí là Lào. Tóm lại, Việt Nam không thể hy vọng gì nhiều vào Asean ngoài sự cảm thông từ Philipin, Malaysia và phần nào đó là từ những nguyên thủ quốc gia có tầm nhìn xa như Lý Hiển Long của Singapore. Không thể trông chờ vào một liên minh có ý nghĩa với Asean, ít nhất trong 10 năm trước mắt.
Thứ duy nhất người Việt hiện có thể trông đợi vào, duy nhất có Nhật Bản. Hãy nhìn vào những sự kiện đang diễn ra, khi Trung Quốc xua tàu chiến và giàn khoan xâm lược Việt Nam, nguyên thủ quốc gia duy nhất lên tiếng phản đối mạnh mẽ và công khai, không phải là tổng thống Mỹ, không phải là Putin, cũng không phải Ấn Độ hay Asean, mà chỉ có thủ tướng Nhật Bản. Cả người phát ngôn chính phủ Nhật, cả bộ ngoại giao và cả thủ tướng Nhật, đều lên tiếng lên án Trung Quốc gần như trong cùng một ngày và gần như ngay lập tức sau cuộc họp báo của Bộ Ngoại Giao Việt Nam.
Sự tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản là sâu sắc về mọi phương diện. Về kinh tế, Nhật có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc và đầu tư nhiều nhà máy lớn ở quốc gia này. Nhưng mẫu thuẫn Trung Nhật hiện đã đủ lớn khiến Nhật Bản buộc phải tháo lui dần các nhà máy sản xuất khỏi Trung Hoa để đảm bảo an ninh chiến lược của mình. Cuộc chiến đất hiếm năm 2011 cũng khiến Nhật Bản nhận thức rõ họ không thể có bất cứ lệ thuộc nào về nguồn cung các nguyên liệu chủ yếu với Trung Hoa. Cùng với việc di dời các nhà máy khỏi Trung Quốc, làn sóng đầu tư và quan hệ kinh tế của Nhật ở Việt Nam ngày một tăng lên theo thời gian. Đó là lợi ích chiến lược khiến quan hệ Việt – Nhật ngày càng sâu sắc về mọi phương diện. Nhật Bản luôn dẫn đầu về số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 20 năm qua, và số vốn tiếp tục tăng đều theo thời gian. Sự mâu thuẫn Trung Nhật sẽ tiếp tục tác động tích cực đến quan hệ Kinh tế Việt Nhật trong một thập kỷ tới.
Về mặt văn hoá, hiện nay có thể nói Nhật Bản là dân tộc được người Việt tôn trọng nhất so với mọi dân tộc khác trên thế giới. Hầu hết các thành tựu của Nhật Bản đều được người Việt khâm phục và tìm cách học hỏi (dù không mấy thành công). Về phía người Nhật, do các chia sẻ về lợi ích và an ninh, cộng với tình cảm dễ chịu từ phía người Việt Nam (nhấn mạnh là từ người dân Việt Nam), cũng khiến người Nhật cảm giác có thể chia sẻ nhiều sự đồng cảm với người Việt. Chưa có một đợt quyên góp quốc tế nào được người Việt Nam chủ động khởi xướng và sẵn sàng đóng góp như khi người Việt góp tiền gửi tới người Nhật sau thảm hoạ sóng thần năm 2012. Cũng chính Nhật Bản, tính đến hiện nay, luôn là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Việt Nam về nguồn ODA tài trợ.
Điều đặc biệt đang gắn kết Việt Nhật, đó chính là sự chia sẻ về an ninh. Nhật có nền kinh tế rất phát triển nhưng trì trệ trong nhiều thập niên, nguyên nhân chính vì Nhật tự trói buộc tiềm năng của mình trong đó có nền công nghiệp quốc phòng, khi không thể bán hàng ra thế giới. Cùng với hiểm hoạ xâm lăng ngày một tăng lên từ Trung Quốc, Nhật Bản có nhu cầu được thừa nhận như một cường quốc đầy đủ cả về kinh tế, quân sự và vai trò chính trị trong phân bố quyền lực toàn cầu. Nhật Bản có thể tự vệ trong liên minh phòng thủ với Mỹ, nhưng với tư cách là một dân tộc có tầm nhìn xa, Nhật Bản chắc chắn không giao vận mệnh vào tay Mỹ. Nước Nhật do đó chắc chắn sẽ tái vũ trang, để giúp Nhật có thể đảm bảo an ninh cho nó một cách độc lập. Bên cạnh đó, việc hồi sinh ngành công nghiệp quốc phòng, cũng sẽ giúp Nhật có thêm một lực đẩy quan trọng vào nền kinh tế khổng lồ vẫn đang ì ạch. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản có nhu cầu và mong muốn thúc đẩy quan hệ bền chặt về mọi mặt với Việt Nam, để giúp Việt Nam mạnh lên trong ván bài mặt trận liên minh trước mối nguy xâm lăng đến từ Trung Quốc. Nhật Bản, theo văn hoá á Đông truyền thống, dù nạn tham nhũng đôi lúc khiến quan hệ song phương gợn lên những trục trặc nhỏ.
Có thể nói, tất cả mọi giá trị tương hợp, khiến Nhật bản nổi lên là một lựa chọn duy nhất đối với Việt Nam để xây dựng một quan hệ đồng minh toàn diện và đầy đủ, cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hoá và an ninh. Mục tiêu của Việt Nam, do đó phải tìm cách thúc đẩy để xây dựng ngày một mạnh mẽ quan hệ với Nhật Bản, tiến tới thiết lập một hiệp ước an ninh và phòng thủ, điều chắc chắn không thể có ngay, nhưng có cơ sở để thành hiện thực về dài hạn.
By Lãng
cam on bai Việt rat hay